Các ứng dụng trong xử lý ảnh công nghiệp

Các ứng dụng trong xử lý ảnh công nghiệp

Hiện nay ở khu vực Bắc Nình và Bắc Giang đang mở rộng đầu tư từ các công ty, tập đoàn lớn vào sản xuất bao gồm các lĩnh vực phần lớn về công nghiệp nhẹ và cơ khí chính xác. Vì vậy cần rất nhiều ứng dụng từ vision.

Các hãng camera vision lớn: Cognex, Omron, Sick, Vision Automation, HIK, Autonic, IMI-TECH, Crevis,  Keyence, Theimagesource, Basler, Baumer, Dahua, Datalogic, Matrox,… chuyên về sản xuất cam và các phần mềm hỗ trợ vision. 
Ngoài ra còn có các nhà sản xuất Lens, Đèn, Light controller: ALT, CSS, VS Technology, CST, Vital Vision Technology, …

Các hãng cung cấp phần mềm nền tảng xử lý ảnh có thể dùng và cho phép tùy biến sâu: Halcon, Cognex (Vision pro. VIDI), HIK (Vision Master), Intel (OpenCV, EmguCV),….

- Các nhóm ngành thường dùng đến Vision:
+ Packaging & Labeling (Đóng gói và dán nhãn, bao bì).
+ Electronics Manufacturing (Chế tạo gia công linh kiện điện tử và các phụ tùng liên quan)
+ Life Sciences & Medical (Ứng dụng trong ngành sinh hóa, y dược)
+ Factory Automation (Tự động hóa công nghiệp)

Packaging & Labeling (Đóng gói và dán nhãn, bao bì) bao gồm: 
Ngành in ấn, bao bì & nhãn mác/ Printing & Labeling
Thiết bị y tế/ Medical Devices
Dược mỹ phẩm/Pharmaceuticals & Cosmetics
Nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh/ Fast-Moving Consumer Goods (FMCG)
Ngành thực phẩm và nước giải khát/ Food & Beverage
Đóng gói bao bì/Packaging Machinery (OEMs)

Electronics Manufacturing  (Chế tạo gia công linh kiện điện tử và các phụ tùng liên quan) bao gồm:
Điện tử ô tô/Automotive Electronics
Điện dân dụng/ Consumer Electronics
Hàng không vũ trụ và quốc phòng/Aerospace & Defense
Sản xuất thiết bị y tế/ Medical Device Manufacturing
Chất bán dẫn/ Semiconductor
Machine Builder
Nhà cung cấp thiết bị dây chuyền SMT/ SMT Line Equipment Supplier
Test Equipment Supplier

Life Sciences & Medical (Ứng dụng trong ngành sinh hóa) bao gồm:
Tự động hóa phòng thí nghiệm/ Laboratory Automation
Hóa học lâm sàng/ Clinical Chemistry
Chẩn đoán phân tử/ Molecular Diagnostics
Tissue Diagnostics
Immunochemistry
Hematology
Point of Care
Reagent & Kit Identification and Tracking

Factory Automation (Tự động hóa công nghiệp) bao gồm:
Công nghiệp ô tô/ Automotive Assembly
Hệ thống động lực học/ Power Train
Hàng không vũ trụ và quốc phòng/ Aerospace & Defense
Sản xuất công nghiệp/ Industrial Manufacturing
Đồ Điện Gia Dụng/ White Goods
Khoa nghiên cứu việc sử dụng người máy trong công nghiệp chế tạo/ Robotics
Chế tạo máy móc/ Machine Building

Các loại camera thường dùng:
+ Cam chuyên dùng để đọc Barcode.
+ Smart camera – Camera thông minh có thể tự vận hành bằng chương trình có sẵn mà không cần kết nối với máy tính hay controller
+ Area Camera: Camera quét vùng 2d, phần lớn các hang camera đều sản suất camera 2D với độ phân giải từ 1.3 MP tới 150 Megapixcel, cá biệt có loại lên đến 225MP  như VN-25MX hoặc VN-200MX với 427MP. 
+ Line scan camera: Camera quét đường, thường đặt trên bang tải, hàng chạy qua liên tục và quét ảnh liên tục không ngừng với nguyên lý hoạt động giống máy scan hoặc Photocopy. Cho tốc độ chụp nhanh và độ phân giải cao.
+ Camera 3D: Có 2 loại camera 3D, 1 loại dùng tia laser quét lên bề mặt sản phẩm và có 1 sensor sẽ thu nhận biên dạng theo quá trình vật thể di chuyển. Loại thứ 2 sẽ dùng 2 cam 2D đặt song song và nội suy ra hình ảnh 3D có chiều sâu.

Khả năng ứng dụng của Camera vision
+ Nhận diện mã vạch 1D, 2D dạng label dán lên sản phẩm hoặc được khắc laser trên sản phẩm đúc hoặc gia công CNC, kiểm tra lại hàng đã đúc đúng chủng loại hay không hoặc có thể đẩy lên phần mềm hệ thống quản lý như CIM, MES, SAP… để có thể truy xuất nguồn gốc hoặc thống kê quản lý sản xuất.
+ Nhận diện ký tự (OCR, OCV) được in, khắc laser, đúc, phay CNC… trên sản phẩm nhằm kiểm tra phân loại sản phẩm, có thể đẩy lên hệ thống tương tự như mã vạch.
+ Đếm số lượng sản phẩm: trên băng tải, trên khay hàng, trên ballet…
+ Nhận diện sản phẩm và điều hướng robot: dẫn hướng robot gắp nhả hàng hoặc dán 2 sản phẩm vào nhau đúng vị trí với tốc độ và độ chính xác, độ ổn định cao hơn dán thủ công rất nhiều. Hướng dẫn robot lấy đường hàn.
+ Đo lường, kiểm tra kích thước không tiếp xúc: Có thể đo kích thước các sản phẩm sau khi gia công CNC, mạ, đúc, cắt dây, khắc laser… một cách nhanh chóng.
+ Phát hiện lỗi bề mặt sản phẩm, kiểm tra màu sắc: phát hiện các dị vật trên hàng, các vết xước, lỗi bavia, còn sót bước gia công, lắp ráp có đúng vị trí và đủ chi tiết hay không, in sai chi tiết, lệch vị trí…
+ Nhận diện kiểm tra màu sắc: Phát hiện ngược chiều linh kiện điện tử, màu in sản phẩm, kiểm tra số lượng thuốc trong vỉ, kiểm tra khuôn ép nhựa, phát hiện hoa quả có hiện tượng bắt đầu hư hỏng, thối rữa….
+ Có thể sử dụng trí thông minh nhân tạo AI – Deep learning, Big Data giúp cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trở nên chính xác và hạn chế lọt lỗi sang khách hàng, việc cài đặt cũng đơn giản hơn.

Đang xem: Các ứng dụng trong xử lý ảnh công nghiệp